"Lucid dream - Mơ tỉnh" - cái tên đã phần nào gợi cho bạn những hình dung ban đầu về hiện tượng lạ kì này. Đây là một giấc mơ mà người có giấc mơ đó nhận biết được mình đang mơ và đặc biệt, có thể kiểm soát vai trò hoặc điều khiển những kinh nghiệm tưởng tượng của mình trong môi trường “ảo” ấy.
Quá trình hình thành
Thuật ngữ “Lucid dream” xuất hiện vào năm 1913 bởi nhà văn, bác sĩ tâm thần Hà Lan - Frederik Van Eeden (1860 - 1932). Từ đó đến nay, “Lucid dream” luôn là từ khóa thu hút sự quan tâm nghiên cứu của giới khoa học và sự trải nghiệm của mọi người. Với nhiều người, có một giấc “mơ tỉnh” quả là điều thú vị bởi nó rất thực tế và sống động. Nhưng cũng với không ít người, đây quả là một cơn ác mộng tồi tệ mà họ không muốn gặp lại lần thứ hai trong đời.
“Mơ tỉnh” vẫn còn là một hiện tượng khá xa lạ với nhiều người, đơn giản bởi rất ít người có thể “sở hữu” được nó; nhưng đây không phải là một khám phá mới mẻ. Bức thư của Thánh Augustine ở thành Hippo (nay thuộc Algerie) vào năm 415 đã nhắc đến hiện tượng Lucid dream này. Vào thế kỉ thứ 8, những phật tử Tây Tạng và Bonpo đã tập luyện Yoga mơ (Dream yoga), điều này cho phép họ duy trì trọn vẹn nhận thức của mình trong khi đang ở trạng thái mơ. Người “sở hữu” giấc mơ này được ghi nhận sớm nhất là nhà triết học, bác sĩ Thomas Browne (1605-1682). Ông đam mê nghiên cứu về thế giới của các giấc mơ và đã mô tả khả năng này của mình trong cuốn Religio Medici. Trong đó, ông nói, mình có thể tạo ra cả một vở hài kịch trong mơ, thấy rõ được các hoạt động, những phân cảnh hài hước và bật cười - tất cả mọi việc xảy ra được ông cảm nhận như lúc tỉnh táo.
Nhật kí của Samuel Pepys (chỉ huy quân sự của quân đội Hoàng gia Anh) vào ngày 15/8/1665 có ghi lại hiện tượng về một giấc mơ lạ kì của ông, “Tôi mơ được ôm quý cô Castemayne trong vòng tay và thể hiện một cách mãnh liệt sự thèm khát của mình đối với cô ấy. Tôi thấy mình lúc đó không phải đang tỉnh ngủ, nhưng cảm giác rất thực, không thể là mơ được”. Còn nhà nghiên cứu Marquis d'Hervey de Saint-Denys đã chứng tỏ rằng, con người có thể học được cách điều khiển giấc mơ theo ý thích của bản thân. Vào năm 1867, ông đã xuất bản cuốn sách “Những giấc mơ và cách điều khiển chúng dựa trên thực nghiệm”, trong đó ông đã trình bày nghiên cứu trong suốt 20 năm của bản thân ông về những giấc mơ; mở đường cho các nhà khoa học khác tìm hiểu về hiện tượng kì bí này.
Cuốn sách đầu tiên công bố khả năng khoa học của “mơ tỉnh” là cuốn “Những nghiên cứu về Lucid dream” của Celia Green ra mắt năm 1968. Trong cuốn sách này, Green đã phân tích những đặc trưng của “mơ tỉnh” dựa trên các tác phẩm đã xuất bản trước đây về chủ đề này, kết hợp với dữ liệu nghiên cứu mới của riêng bà. Bà đi đến một kết luận: “Mơ tỉnh” là một hiện tượng khác với những giấc mơ thông thường và nó có liên quan tới giấc ngủ REM (Trạng thái não bộ của chúng ta ở mức hoạt động thấp nhất và cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi tốt nhất, mắt của chúng ta di chuyển nhanh, liên tục và chúng ta dần chìm vào những giấc mơ. Giấc ngủ REM là cái đích cần phải cán tới để có một giấc ngủ ngon thực sự. Hiểu một cách đơn giản, đó là trạng thái ngủ say). Lần đầu tiên Green cũng liên hệ hiện tượng “mơ tỉnh” này với hiện tượng thức giả (hiện tượng thức giấc trong giấc mơ, hay còn gọi là mơ đôi - mơ trong mơ).
Vào năm 1970, tình nguyện viên Alan Worsley đã sử dụng chuyển động của mắt mình để khởi đầu cho việc xuất hiện một giấc “mơ tỉnh”. Điều này đã được ghi lại bởi một cỗ máy đo giấc ngủ (polysomnograph machine). Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc chuyển động mắt diễn ra trong giấc mơ có thể gợi lại những hoạt động của người đó trong lúc tỉnh và chuyển hóa chúng một cách rõ ràng vào giấc mơ. Chính vì lí do này mà nhiều người không thể phân biệt nổi đâu là tỉnh, đâu là mơ khi còn đang ngái ngủ.
Cách đi vào luccid dream ( mơ tỉnh )
Và đây là 1 số cách thôi. nhưng mình khuyến khích bạn nào sắp làm thì nên thử trước cái Nhật kí giấc mơ. Rất hiệu quả. Mình đây hôm nào có ghi lại thì sẽ nhớ tất tần tật giấc mơ đêm qua. còn nếu quên ghi thì sáng hôm sau bạn sẽ quên hết giấc mơ hôm qua nhé.
Cách 1: Ngủ trong vòng 6 tiếng ,đặt đồng hồ để thức dậy.
- Thức dậy.
- Cố gắng làm gì đó để thức trong vòng 20-60 phút (Lướt web chẳng hạn ^^)
- Đi ngủ lại
- Để đầu óc thư giản hoàn toàn ,thoải mái để có thể ngủ lại hoặc tưởng tượng ra khung cảnh mình muốn mơ.
- Hai tay cặp sát thân, mắt nhắm nhưng phải giữ tỉnh táo, tránh chìm vào giấc ngủ thật
- Nằm thật im như đang ngủ. Lúc đó, não sẽ phát tín hiệu kiểm tra xem cơ thể đã sẵn sàng ngủ thật chưa bằng những dấu hiệu như ngứa ngẫu nhiên, chớp mắt hoặc di chuyển tròng mắt. Bạn phải nằm thật yên, mặc kệ những dấu hiệu đó
- Sau 20-30 phút, cơ thể bắt đầu ngủ thật. Ngực bắt đầu cảm thấy bị đè nặng, tai nghe những tiếng động lạ, toàn thân cứng đờ (dân gian thường gọi là bóng đè)
- Ngay lúc này, khi bạn mở mắt ra, bạn sẽ bắt đầu thấy ảo giác, đó là sự bắt đầu của Lucid Dream
- Ngay sau đó, các bạn có thể bắt đầu xây dựng giấc mơ như đầu bài mình đã miêu tả, và nhắm mắt lại để bắt đầu mơ. (Điều này cần rất nhiều luyện tập)
- Đến sáng thì nghe lại ghi âm, viết vào note, ghi ngày tháng, rồi ngồi đó đọc lại, cố gắng nhớ lại chi tiết và mường tượng cảnh vật đó cụ thể nhất có thể. Cách này sẽ giúp bạn từ từ làm quen với thế giới giấc mơ của riêng bạn.
- Trước khi đi ngủ luôn tự nói với bản thân là những gì sắp xảy ra chỉ là mơ, phải điều khiển nó. Đồng thời lúc nhắm mắt ngủ hãy nghĩ tới những hình ảnh mình đã nhớ và mường tượng ở bước 2.
- Khi đã vào giấc mơ, cố gắng tìm 1 điểm gì đó vô lý để nhắc bản thân mình đang mơ <<< cần phải tập luyện (kỹ thuật kiểm tra thực tế) và chờ vào may mắn thôi.
- Chắc chắn 1 điều khi lần đầu tiên làm đc bạn sẽ rất phấn khích và tỉnh ngủ ngay, cố gắng ở các lần sau ko phấn khích quá, ko nhìn vào chính cơ thể của bạn vì lần nào mình làm điều đó mình cũng tỉnh dậy cả.
Lời kết
“Mơ tỉnh” không phải là một hiện tượng dễ gặp với những người chỉ mới luyện tập lần đầu. Cảm nhận ban đầu của những người “sở hữu” mơ tỉnh thường là sự sợ hãi, lo lắng như vừa trải qua một cơn ác mộng tồi tệ, nhưng một khi đã làm quen với hiện tượng này thì bạn sẽ cảm thấy rất thích thú, bởi có thể thỏa sức… xoay chuyển giấc mơ theo ý thích của bản thân. Tuy nhiên, theo các nhà y học, “mơ tỉnh” không phải là một hiện tượng có lợi cho hệ thần kinh của con người. Nguồn : Mystown Area 1 - Deep Web Việt Nam tác giả : vn-zoom and vn-sharing Dowloand Trọn Bộ Tại Đây
Không có nhận xét nào